Chủ đề hôm nay mà mình muốn đề cập đến đó là Tự học Digital Marketing – theo cá nhân của mình thấy thì đây là một trong những chủ đề khá thú vị để các bạn cũng có thể cùng bàn luận cũng như tham khảo.
Nhắc đến vấn đề tự học Digital Marketing thì mình đoán chắc rằng bạn là một người đã đi làm và muốn tìm hiểu thêm về Marketing – hay cũng như những cô cậu sinh viên đang trong quá trình học tập chuyên ngành Marketing và muốn tìm hiểu cho mình một định hướng rõ ràng trong ngành.
Mình cũng vậy trước kia là một cậu sinh viên của trường đại học liên quan đến khối Kĩ thuật, nhưng mình bén duyên với Digital Marketing và đang cũng không ngừng học tập nâng cao kiến thức cho bản thân vì thế mình đã tự học và đúc kết lại thành bài viết này.
Dưới đây là những chia sẻ của mình về chủ đề Tự học Digital Marketing – những quan điểm mang tính cá nhân, cũng như mình có tham khảo nhiều nguồn bài viết hay để tổng hợp lại, nếu bạn là người mới chưa biết gì về Marketing thì có thể lấy giấy bút ra và gạch một số mục chính trong bài viết này.
Biết đâu đó thì một số gợi ý của mình lại giúp bạn một phần nào đó trong quá trình tự học Digital Marketing.
Table of Contents
Digital Marketing là gì?
Nếu bạn tìm kiếm cụm từ Digital Marketing thì có rất nhiều kết quả trả về cho các kết quả khác nhau về định nghĩa về Digital Marketing như:
” Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin” theo – Asia Digital Marketing Association.
Còn với Joel Reedy: “Marketing điện tử (Digital Marketing): bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử”.
Bạn thấy đấy rất nhiều các định nghĩa khác nhau, tuy nhiên thì với quan điểm cá nhân của mình thì mình thấy Digital Marketing là quá trình bạn sử dụng các chiến lược, công cụ (Seo, SEM, Website, Email,…) để đem những thông tin, sản phẩm lên internet để tiếp cận đến nhiều khách hàng nhất.
Về bản chất thì Digital Marketing là ngách nhỏ trong Marketing chỉ khác nhau ở Digital Marketing bạn sẽ vận dụng các công cụ khác nhau và hình thức quảng bá khác nhau để đạt được mục đích/ mục tiêu của chiến dịch.
Tại sao chúng ta phải học Digital Marketing
Mỗi người có một mục tiêu khác nhau khi bắt đầu với Digital Marketing theo như cá nhân của mình thấy thì có một số lý do khá thuyết phục để bạn bắt đầu học Digital Marketing:
- Học để áp dụng vào công việc kinh doanh của bản thân. Học Marketing nói chung hay Digital Marketing nói riêng giúp cho bạn nắm được những kỹ năng, công cụ quảng bá sản phẩm đến khách hàng
- Học để xây dựng thương hiệu cá nhân, nâng cao giá trị bản thân từ đó bán những sản phẩm hoặc quảng bá những sản phẩm liên quan đến thế mạnh của bản thân
- Học để làm trong một công ty có bộ phận chuyên về lĩnh vực Marketing như Argency Marketing hay một công ty có phòng Marketing như Client
- Học để quản lý nhân viên và quản lý những dự án Marketing thuê ngoài
- Học để hỗ trợ những công việc khác liên quan
- Hay đơn giản bạn học để biết, học để mở mang thêm kiến thức.
Cơ hội nghề nghiệp trong Digital Marketing?
Thật ra thì theo mình thấy Digital Marketing còn quá là rộng so với những công việc cụ thể mà sau này nếu bạn theo lĩnh vực này bạn làm.
Mình lấy ví dụ như nói là làm Digital Marketing thì bạn chỉ nên chuyên tâm vào 1 số kĩ năng như:
- Seo
- Sem
- Content Marketing
- Social Media,…
- Facebook Ads
Đặc thù của công việc liên quan đến Digital Marketing đó là bạn cần một chiếc laptop hoặc máy tính bạn có thể làm việc tại bất cứ đâu và được trải nghiệm những công việc mà bạn yêu thích.
Nhưng nếu là mình thì mình khuyến khích và cho bạn một lời khuyên nhỏ đó là hãy lưa chọn cho mình một Skill mà bạn yêu thích nhất trong lĩnh vực Digital Marketing để làm gốc dễ và dần dần phát triển các kỹ năng khác.
Dưới đây là một mô hình mà mình đang áp dụng trong quá trình học Digital Marketing. Nếu như bạn nào đọc phần giới thiệu về mình ở trang Blog này thì cũng biết mình xuất phát điểm với Digital Marketing với Skill SEO, tiếp đó mình đang dần mở rộng kiến thức hơn về Paid Search và Content Marketing,…
Hiện tại thì mình đang áp dụng các skill này để phục vụ công việc kinh doanh Online và thấy cực kì hiệu quả. Vậy nên mình khuyến khích bạn chọn cho mình một kĩ năng chính để theo đuổi với nghề. Khi bạn đã thực sự giỏi trong một kỹ năng thì cơ hội việc làm trong nghề này không bao giờ thiếu đâu bạn nhé.
Các nhóm kiến thức trong Digital Marketing
Khi tự học về Marketing thì mình khá là miên man và chưa biết bắt đầu từ đâu cho đúng đắn. Sau cùng qua một thời gian mình trải nghiệm thì mình thấy trong Marketing sẽ được chia làm 3 kiến thức chính:
- Kiến thức nền tảng (marketing foundations): là những nguyên tắc cơ bản nhất mà người làm marketing cần phải nắm bắt được, những kiến thức về nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về hành vi khách hàng, định vị sản phẩm,… những kiến thức mà bạn cho là hàn lâm và toàn lý thuyết. Tuy nhiên những kiến thức này sẽ giúp bạn phát triển về tư duy sau này nên nó cũng khá quan trọng đó nhé.
- Kiến thức kĩ năng (marketing skills): người làm Marketing thì bạn biết đấy để thực hiện được một chiến dịch marketing thì bạn cần phải vận dụng những kỹ năng cũng như sáng tạo đưa ra các ý tưởng hoặc đưa ra các vấn đề giải quyết cho doanh nghiệp.
- Kiến thức về công cụ (marketing tools) : khi các chiến dịch đã được setup thì một những công cụ để giúp chiến dịch hiệu quả là điều không thể thiếu trong giới Digital Marketing. Điển hình bạn có thể thấy một số công cụ như Facebook Ads, TikTok Ads, … là một trong những công cụ hiệu quả trong triển khai một chiến dịch Marketing đem những nội dung, sản phẩm đến khách hàng một cách trực quan và nhanh chóng.
Digital Marketing gồm những kênh nào?
Ở phần mục số 2 mình có nói về các Skill mà bạn có thể lựa chọn để bắt đầu tự học với Digital Marketing. Phần này mình sẽ đi chi tiết hơn về công việc cụ thể để bạn có thể chọn lựa cho mình một hướng học tốt nhất.
Về Digital marketing hiện nay chia ra làm 2 kênh chính đó là kênh Online và kênh Offline. Bạn có thể tham khảo hình ảnh dưới đây của mình.
Marketing Online là làm những gì?
Phần này mình đoán sẽ là một trong những phần được nhiều bạn quan tâm nhất, mình sẽ không đi quá sâu vào từng Skill một mà sẽ giới thiệu tổng quan để bạn có cái nhìn tổng quan nhất. Hãy thử bắt đầu với một trong những Skills sau đây:
Search engine optimization (SEO)
Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì tại sao không thử công việc SEO – một trong những công việc mà mình thấy giúp bạn nắm bắt được nền tảng rất tốt khi bước chân vào Digital Marketing.
Tối ưu công cụ tìm kiếm là tổng hợp các phương pháp tối ưu những trải nghiệm trên website để nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google)
Khi bạn hoàn thành một website xong điều bạn cần làm là dùng các kĩ thuật trong SEO để tối ưu website của bạn để người dùng có thể tìm thấy các thông tin mà bạn đang truyền tải trên công cụ tìm kiếm.
Trong SEO có 3 yếu tố rất quan trọng mà bạn cần tối ưu đó là:
- SEO Onpage
- SEO Off page
- Technical SEO
Nếu bạn muốn bắt đầu với SEO, một số blog mà mình muốn gợi ý cho bạn bao gồm:
- Moz.com
- Backlinko.com
- searchenginejournal.com
Hãy chịu khó tìm hiểu tiếng anh, hoặc dùng Google dịch tài liệu SEO ở nước ngoài mình thấy luôn chất lượng. Nếu bạn muốn tìm tài liệu tiếng việt có thể tham khảo những bài viết trên GTV Việt cũng khá hay.
Search engine marketing (SEM)
Khi bạn có nền tảng SEO rồi thì mình khuyến khích bạn tìm hiểu và học hỏi về SEM – tối ưu những chiến dịch quảng cáo, nói sát hơn thì SEM là bạn tối ưu những quảng cáo trên Google. Khi mới bắt đầu thì mình bắt đầu với SEO, nhưng nhờ những kiến thức nền tảng bên SEO như phân tích từ khóa, tối ưu điểm chất lượng,… đã giúp cho mình học SEM tốt hơn.
Bản chất thì SEM cũng chỉ là một nền tảng, công cụ mà Google mang tới vậy nên những tư duy về quảng cáo nên độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo có thành công hay không cũng rất quan trọng vào người triển khai.
Những nguồn tham khảo, mà bạn có thể tham khảo để tự học SEM.
- Google adwords help
- Google Adwords community (hỏi đáp rất nhanh được trả lời)
- Youtube
Content marketing
Content là một trong những công việc không thể nào thiếu được trong một chiến dịch triển khai Digital Marketing. Việc cần làm của người làm content trên nền tảng số là đem những nội dung bằng text, hình ảnh về sản phẩm, nội dung thông điệp đến khách hàng.
Nếu bạn là người làm content thì việc đầu tiên cần làm đó là bạn cần phải tìm hiểu về insight khách hàng. Xem họ muốn nghe, đọc, xem,.. những nội dung thông điệp nào, những thông tin nào là cần đưa ra một cách ngắn gọn đầy đủ và đúng điểm chạm với khách hàng.
Với công việc Content thì bạn có thể thấy một số công việc phổ biến điển hình như: Viết content cho website, chăm sóc fanpage, viết nội dung cho trang báo,….
Social media marketing
Trong thời đại này thì các kênh Social đang phát triển cực mạnh và đây là một trong những kênh mà bạn không thể không hướng tới khi bước chân vào thế giới Digital Marketing.
Đầu tiên muốn học về Social Media bạn cần phải nắm bắt được cách quản lý và hiểu được những quy định thuật toán của các nền tảng khác nhau. Mình lấy ví dụ bạn truyền tải nội dung thông điệp trên Youtube lại khác với Tiktok, Facebook lại có khoản khác so với Instagram,…
Nếu bạn là người mới đầu tiên hãy tìm hiểu kỹ về từng nền tảng và thuật toán mà nền tảng đó đang phát triển. Hãy tự tạo cho mình một trang Page, tự xây dựng nội dung trên đó và chia sẻ đến mọi người mình dám chắc là bạn sẽ học được nhiều thứ khi bạn làm thực tế như viết thế nào, kích thước ảnh hiển thị đẹp,…
Email marketing
Một trong những kênh mà không thể thiếu trong một chiến dịch Marketing của nhiều doanh nghiệp đó là Email Marketing. Bạn có bao giờ vào một trang Website mà họ thường làm một banner điền Email để nhận quà tặng này, quà tặng kia, hay là để nhận thông tin mới nhất chưa.
Email cũng là một trong những kênh mà chăm sóc khách hàng cũ cực kì hiệu quả, đây là một trong những kênh Marketing trực tiếp mà có thể kết nối được các khách hàng khiến cho khách hàng trở lên thân thiết hơn từ đó giúp chuyển đổi thành doanh số.
Một số nguồn tham khảo nếu bạn muốn tìm hiểu về Email Marketing:
- Mailchimp blog
- marketingsherpa.com
Ngoài ra còn một số hình thức trên mảng Online Marketing mà mình chưa kể đến như Affiliate Marketing, Native advertising, Pay-per-click, Designer, … nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu về Digital Marketing thì có thể bắt đầu với những kênh mà mình gợi ý bên trên.
Digital Offline Marketing cụ thể làm gì?
Enhanced offline marketing
Bạn đã bao giờ đi đến các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim và nhìn thấy được các biển hiệu quảng cáo với những nội dung video, hình ảnh bắt mắt nhằm quảng bá một nội dung thương hiệu. Là một trong những hình thức Marketing ngoại tuyến và được sử dụng bởi các thiết bị điện tử.
Có 3 loại marketing phổ biến và tăng cường là:
- Bảng quảng cáo điện tử (electronic billboards) chủ yếu với màn hình LED
- Trình diễn sản phẩm kỹ thuật số (digital product demos)
- Mẫu sản phẩm số (digital product samples)
Radio marketing
Là một trong những kênh Marketing hiệu quả nhất tại thời điểm mà internet chưa xuất hiện, hiện nay thì kênh Radio này không còn được phát triển mạnh mẽ mà đang dần mờ nhạt đi nó dần bị thay thế bởi internet và TV. Tuy nhiên đây vẫn là một kênh mà vẫn được khá nhiều người sử dụng.
Hai loại phổ biến của radio marketing là:
- Quảng cáo trên đài (radio commercials)
- Hiển thị tài trợ (show sponsoring)
Television marketing
Tính đến thời điểm hiện tại thì Television marketing cũng là một trong những kênh cực kì hiệu quả cho các doanh nghiệp bởi lẽ đây là kênh có thể phát triển mạnh mẽ ở các vùng nông thôn khi nhà nhà đều có một chiếc tivi thì việc quảng bá sản phẩm đến khách hàng là điều dễ dàng.
Tuy vậy để được phát sóng những đoạn quảng cáo trên các kênh truyền hình cũng như các chương trình cũng không hề rẻ, mình lấy ví dụ như nếu bạn quảng cáo trên kênh VTV3 vào khung giờ 19h thì giá quảng cáo cũng có thể lên đến tiền 100 triệu/phút phát sóng.
Phone marketing
Đây là một trong những kênh mà mình đánh giá phát triển mạnh nhất của Digital Marketing Offline. Phổ biến nhất trong kênh Phone marketing bao gồm:
- Cuộc gọi lạnh
- SMS (một trong những hình thức phát triển khá mạnh mẽ)
- QR Code
Công cụ hay sử dụng trong Digital Marketing
- Website/ landing page/ blog…
- Content (nội dung) – có thể không được tính là một công cụ nhưng là phần hay dùng nhất.
- SEO (Search engine optimization – tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm).
- SEM (Search Engine Marketing – Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Adwords).
- Email Marketing (Tiếp thị tới người dùng bằng email).
- Online PR (Quan hệ công chúng trên môi trường internet).
- Quảng cáo banner online.
- Social Media Marketing (Tiếp thị thông qua các mạng xã hội).
- Phone Marketing (Mobile application, SMS, Location based…).
- Web analytics (hay dùng Google Analytics).
Một số gợi ý để học Digital Marketing
Ở phần này sẽ mang quan điểm cá nhân nhiều hơn nên bạn có thể tham khảo, vì mỗi người có một cách tự học khác nhau, có người thì được học ở trường lớp, có người thì học ở trung tâm, người như mình thì tự học kết hợp với môi trường làm việc,…
- Chọn cho mình một kỹ năng để bắt đầu: Chọn cho mình một Skill để học thật sâu, với người nhanh mình nghĩ để thành thạo một kỹ năng có thể mất khoảng 6 tháng, còn với những bạn mới, chậm hơn thì 1 – 1,5 rèn luyện vào một công cụ sẽ giúp bạn làm chủ được công cụ đó từ đó bạn sẽ tiếp tục mở rộng các kỹ năng tiếp theo của mình. Còn nếu bạn chưa cảm thấy thích một kỹ năng nào hãy thử trải nghiệm luôn công việc bằng cách thực hành ví dụ lập một Blog rồi tự viết trên đó, hay đơn giản hơn là tạo một nội dung trên Fanpage về một chủ đề được nhiều người quan tâm.
- Kỹ năng tự học: Sau khi bạn tìm cho được một sở thích thì kĩ năng tự học trong Digital Marketing là điều không thể không có. Tài liệu về Digital Marketing rất nhiều, những skill mà bạn muốn học mình cũng có gợi ý các nguồn tài liệu ở phần trên bạn có thể tìm đọc mình đoán một ngày bạn sẽ nắm được nhiều kiến thức bằng cách tự học này
- Lựa chọn cho mình một trung tâm uy tín: Chẳng sao cả nếu bạn muốn rút ngắn thời gian cũng như muốn được tư vấn lộ trình học bài bản thì một trung tâm về giảng dạy Digital Marketing uy tín. Và trược tiên đi học bạn hãy tự trả lời cho mình rằng bạn đi học với mục đích gì: học để làm, học để cho biết, học để quản lý,… Mẹo nhỏ: Kinh nghiệm cá nhân của mình là bạn hãy lựa chọn cho mình một khóa dạy về những công cụ về Digital Marketing cụ thể. Mình lấy ví dụ bạn có thể chọn một khóa SEO, khó Google Ads, Khóa Facebook Ads
- Sử dụng những kiến thức thực tế vào trong công việc: Sau quá trình bạn tự học, đi học thì hãy bắt đầu bắt tay vào làm thực tế đề biến đo lường được hiệu quả mang lại. Hãy lựa chọn cho mình một công ty, một môi trường làm việc mà bạn được thỏa sức học tập và sáng tạo. Mình dám chắc rằng tại môi trường làm việc bạn sẽ không được học những kiến thức thực tiễn mà bạn có thể học được nhiều hơn thể như: học về bản chất của công việc, học về cách đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, học về phong cách làm việc,…
- Không ngững lỗ lực: Một điều mà mình nhấn mạnh nữa đó là hãy nỗ lực để phát triển tới những vị trí cao hơn vì ai đâu biết được giới hạn bản thân của bạn thể thế nào vậy nên đừng chỉ nhìn vào ở một vị trí mà mình đang làm. Mình không khuyến khích bạn đứng núi này trông núi nọ mà hãy phát triển theo lộ trình để bứt phá lên những vị trí cao hơn.
Lời kết
Tổng kết lại thì bài này thì các bạn vừa tìm hiểu được:
- Biết thế nào là digital marketing
- Cơ hội nghề nghiệp với nghề Digital Marketing
- Những kênh Digital Marketing phổ biến
- Những công cụ phục vụ Digital Marketing
- Và cuối cùng là kinh nghiệm của mình khi trải nghiệm từ một anh chàng kĩ thuật nhảy sang làm Digital Marketing
Hi vọng những kiến thức và những kinh nghiệm mà mình vừa gửi tới bạn sẽ giúp được bạn có một ý tưởng, một định hướng, hay một lộ trình để bắt đầu với con đường chinh phục trở thành một Digital Marketing một cách thuận lợi hơn. Nếu có thắc mắc gì hoặc muốn kết nối với mình thì có thể liên hệ với mình theo các kênh Social mình để trên Blog nhé!
Cảm ơn bạn đã đọc – Chúc bạn một ngày tốt lành!