Khi mới bắt đầu chạy quảng cáo, thì có hàng ngàn những thuật ngữ mà những người làm quảng cáo nói với nhau như quảng cáo hôm nay đắt quá, CPM cao quá, CPM đắt quá, quảng cáo không cắn tiền,… và nếu bạn là một người mới thì chắc hẳn bạn đang ngớ người ra và không hiểu gì.
Đừng lo trong bài viết này của mình, Dương sẽ cố gắng viết đầy đủ cũng như giải thích hết tất cả các thuật ngữ trong ngành quảng cáo. Cũng không thể nói hết được các thuật ngữ thì bạn có thể bình luận bên dưới bài viết mình sẽ giải thích và bổ xung liên tục.
Cùng Dương điểm qua 30 thuật ngữ cần biết về facebook ads bạn cần nắm rõ!
Table of Contents
CPC là gì?
CPC (Cost Per Click) hay PPC (Pay Per Click) là hình thức quảng cáo trực tuyến, trong đó nhà quảng cáo sẽ không trả tiền cho lượt xem, và chỉ trả tiền khi có người dùng chuột nhấn vào liên kết vào quảng cáo của họ.
Đối với CPC tùy từng ngành và mặt hàng và một từ khóa lại có giá thầu khác nhau. Trong facebook cũng vậy facebook sẽ dựa trên giá thầu trung bình để tính ra số tiền mà bạn phải trả khi người dùng thực hiện click vào quảng cáo của bạn
CPM là gì?
CPM là chữ viết tắt của “cost per 1000 impressions” (giá mỗi 1000 lần hiển thị). Nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được phục vụ, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện. – Theo Google
Còn có thể hiểu đơn giản hơn đó là facebook là thuật toán hiển thị và trừ tiền, tùy vào ngành hàng và từng thời gian mà giá CPM có thể thay đổi liên tục.
Đơn giản hơn bạn có thể hiểu cùng một ngành hàng – cùng một tệp khách hàng nếu có ít đối thủ chạy quảng cáo thì CPM của bạn sẽ rẻ. Còn nếu nhiều người chạy vào cùng tệp đó thì giá CPM sẽ tăng lên
CTR là gì?
CTR là số lượt nhấp mà quảng cáo nhận được chia cho số lượt mà quảng cáo hiển thị: số lượt nhấp ÷ số lượt hiển thị = CTR. Ví dụ: nếu bạn đã có 5 lượt nhấp và 100 lượt hiển thị thì CTR của bạn sẽ là 5%.
Đây cũng là một trong những chỉ số bạn có thể đo lường được hiệu quả quảng cáo đem lại – CTR càng cao chứng tỏ Content của bạn đang làm tốt.
Múi giờ là gì?
Trong quảng cáo facebook có thêm một thuật ngữ đó là múi giờ, ở đây có nghĩa là khoảng thời gian quảng cáo Facebook bắt đầu Reset.
Nếu quảng cáo của bạn đang cài đặt ở múi giờ (GMT +7:00) Asia/Ho Chi Minh thì khung giờ tài khoản quảng cáo của bạn sẽ Reset vào 0h:00. Nếu sản phẩm bạn chạy cho chị trường Việt Nam thì khung giờ này là hợp lý.
Tuy nhiên, nếu quảng cáo của bạn chạy ở thị trường nước ngoài, mình giả dụ như US thì múi giờ +7 lại không hợp lý. Vì bên US thì lúc đó đang là ban ngày, lúc này rất có thể quảng cáo của bạn đang được tương tác tốt và được nhiều người mua hàng thì lại hết tiền.
Một số múi giờ tài khoản quảng cáo tham khảo cho các bạn chạy thị trường nước ngoài.
Reach (lượt tiếp cận)
Đây là một trong những chỉ số khá thông dụng mà hầu như nhà quảng cáo nào cũng cần phải biết. Khi nhìn vào chỉ số này bạn có thể biết được rằng mẫu quảng cáo của mình đã được phân phối tới tất cả bao nhiêu người.
Một cách đơn giản và dễ hiểu, mỗi một lượt mà quảng cáo của bạn hiển thị trên newsfeed của ai đó thì được tính bằng một lượt reach.
Budget là gì? (ngân sách)
Budget (ngân sách) được hiểu là số tiền bạn chi trả cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Thuật toán của facebook chỉ tính tiền của bạn khi số tiền của bạn chi trả tiếp cận đúng với tệp khách hàng có những hành vi trên quảng cáo của bạn.
Mình lấy ví dụ nhỏ: nếu bạn chạy quảng cáo tương tác, thì nếu khách hàng tương tác vào quảng cáo của bạn thì số tiền đó mới được tính.
Hiện nay có hai cách đặt ngân sách:
- Ngân sách mỗi ngày: Số tiền mà bạn muốn chi tiêu cho chiến dịch trong 1 ngày. Dễ hiểu hơn bạn cài đặt 500.000đ ở ngân sách này thì facebook sẽ tiêu hết 500.000 của bạn trong 1 ngày
- Ngân sách trọn đời: số tiền mà bạn muốn chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn cài đặt cũng 500.000 đó nhưng thời gian bạn muốn chạy có thể lên tới 1 tháng.
Spent – Cắn tiền
Cắn tiền – trừ tiền: là thuật ngữ chỉ quảng cáo của bạn đã bắt đầu chuyển từ trạng thái đang phê duyệt sang trạng thái hoạt động và trừ tiền.
Bạn nghĩ rằng cứ chạy, cho tiền facebook là facebook sẽ trừ tiền bạn. Cái này không hẳn đâu nhé, rất nhiều mẫu quảng cáo của bạn lên không đúng với quy định chính sách đưa ra thì sẽ không được cắn tiền đâu nhé.
Cost – Chi phí
Được tính bằng chi phí cho mỗi kết quả lượt tương tác trên bài viết – cái này tùy vào từng mục tiêu quảng cáo khác nhau mà bạn sẽ có các chi phí khác nhau.
Facebook là mạng xã hội nên nó rất quan tâm đến sự hài lòng và hành vi trải nghiệm người dùng. Nếu mẫu quảng cáo của bạn tốt được nhiều người tương tác thì chi phí quảng cáo trên lượt tương tác sẽ càng rẻ.
Vì vậy nếu muốn chi phí thấp – rẻ bạn hãy không ngừng đem đến cho khách hàng những content, hình ảnh thu hút nhất bằng cách không ngừng test A/B để lựa chọn được quảng cáo tốt nhất.
Chạy bùng là gì?
Thuật ngữ chạy bùng – tự nhiên mất trí nhớ khi đến ngưỡng thanh toán của facebook.
Nếu như bạn đã biết thì facebook là cơ chế chạy trước và tính tiền sau. Mỗi tài khoản facebook sẽ có một ngưỡng thanh toán riêng theo từng cấp độ khác nhau.
Một tài khoản facebook mới sẽ có các ngưỡng thanh toán lần lượt như: 2$, 5$, 25$, 350$,… cứ sau một lần thanh toán thì ngưỡng mà facebook cho bạn nợ sẽ tăng dần lên.
Giả sử các lần đầu bạn thanh toán đầy đủ và lên ngưỡng 350$ – khi đến lần thanh toán thì bạn tự dưng bị quên, bị mất trí nhớ tạm thời =)) không thanh toán. Bạn bảo với thằng facebook rằng: Đâu! Tao có nợ mày đâu…. Tao làm gì nhớ tài khoản nào…
Đó là cách mà mọi người chạy bùng, tuy nhiên cũng vì từ chạy bùng này mà facebook đã giết một loạt các tài khoản quảng cáo tại Việt Nam. Vậy nên thị trường quảng cáo Facebook tại Việt Nam mới khó như hiện nay.
Target là gì?
Target trong tiếng anh có nghĩa là mục tiêu. Trong quảng cáo facebook thì chúng ta sẽ nhắm tới mục tiêu đó là khách hàng. Trong trình quản lý quảng cáo Facebook Manager họ cho chúng ta được cài đặt những thông tin như: địa điểm, hành vi, sở thích, độ tuổi, giới tính,…
Đây là một trong những phần rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quảng cáo đắt hay rẻ của bạn. Vì nếu bạn target đúng đối tượng và tệp khách hàng thì hiển nhiên quảng cáo của bạn sẽ hiệu quả.
Tài khoản facebook bị vô hiệu hóa
Nếu tài khoản của bạn đang bị vô hiệu hóa – nguyên nhân chính đó là bạn đang làm sai về điều khoản chính sách của facebook nên họ khóa tài khoản quảng cáo của bạn.
Tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hóa bạn sẽ mất quyền truy cập và chỉnh sửa các nhóm quảng cáo trên đó nữa – tức là bạn không thể chạy quảng cáo trên tài khoản này.
Giải pháp:
- Nếu bạn chắc chắn không vi phạm chính sách hãy thử kháng – tỷ lệ tài khoản cũng rất hên xui nhưng có còn hơn không. Nhiều khi biết đâu bạn may mắn.
- Sử dụng mới một tài khoản quảng cáo khác
>> Xem thêm: Cách tối ưu quảng cáo facebook hiệu quả
Campaign (Chiến dịch) là gì ?
Campaign (Chiến dịch) là quá trình bạn tạo một chiến dịch quảng cáo mới khi bắt đầu vào chạy quảng cáo để tiếp cận đến khách hàng.Trong một chiến dịch có thể có 1 hay nhiều nhóm và nhiều quảng cáo khác nhau
Thuật ngữ campaign còn được anh em làm trong nghề gọi tắt là “lên camp”
Tần suất – Frequency là gì?
Tần suất là số lần mà quảng cáo đó hiển thị đến một khách hàng.
Ví dụ, khi bạn nhìn vào chỉ số Frequency (Tần suất) trong báo cáo chỉ số, nếu nó là 3 thì quảng cáo của bạn đã lặp lại khách hàng 3 lần. Có những khi sẽ là 2.1 hay 2.2 thì nó vẫn là 2 lần chứ chưa xuất hiện lần thứ 3.
PPE – Quảng cáo tương tác
La thuật ngữ chỉ chiến dịch quảng cáo nhắm tới mục tiêu của khách hàng đó là tương tác với bài viết.
Ở đây tương tác với bài viết đó là số lượt click vào xem quảng cáo, like, share, nhắn tin,…
Thuật toán của facebook là máy học, tất cả những hành vi của khách hàng, mọi hoạt động của bạn trên mạng xã hội đều được ghi lại hết. Từ đó facebook sẽ nắm bắt được những khách hàng nào có những hành vi tương tác đến bài viết để phân phối sao cho hiệu quả nhất.
Tệp khách hàng
Tệp khách hàng là nói đến một tệp khách hàng có hành vi cụ thể, sở thích cụ thể nào đó. Ví dụ: tệp khách hàng thích nuôi mèo thì sở thích của họ là mèo, thú cưng
Test
Thuật ngữ test, bạn thường hay nghe dân trong nghề nói: test quảng cáo, chạy thử quảng cáo, test ads,… Trong quảng cáo facebook thì test là yếu tố không thể thiếu để biết quảng cáo của bạn có hiệu quả không.
Test cũng là cách mà bạn tìm ra những sản phẩm, những hình ảnh, nội dung mà được khách hàng yêu thích nhất từ đó đưa ra các chiến lược cụ thể.
Một số thuật ngữ về Facebook Business (BM)
BM5 là gì?
Là tài khoản doanh nghiệp tạo được 5 tài khoản quảng cáo
BM30 là gì?
Là tài khoản doanh nghiệp tạo được 30 tài khoản quảng cáo
BM80 là gì?
Là tài khoản doanh nghiệp tạo được 80 tài khoản quảng cáo
BM250 là gì?
Là tài khoản doanh nghiệp tạo được 250 tài khoản quảng cáo
BM2500 là gì?
Là tài khoản doanh nghiệp tạo được 2500 tài khoản quảng cáo
BM50 là gì?
Là tài khoản quảng cáo có ngưỡng chi tiêu giới hạn là 50 USD
BM350 là gì?
Là tài khoản quảng cáo có ngưỡng chi tiêu giới hạn là 350 USD (Đô La Mỹ)/ 1 ngày
VOI là gì?
Tài khoản invoice, là tài khoản doanh nghiệp có mức chi tiêu từ $20,000 – $40,000/ tháng. Tùy vào đội uy tín của doanh nghiệp mà số tiền này có thể thay đổi. Mọi người thường có thuận ngữ chạy Voi vậy Chạy voi facebook là gì?
Chạy chiết khấu
Mình lấy ví dụ đơn giản cho bạn hiểu là khi bạn có khoảng 100 triệu để chạy quảng cáo – nhưng thực tế bạn sẽ chỉ cần chi trả cho 70 triệu cho những người mà bạn đang đi thuê quảng cáo (thường là những người đang giữ tài khoản invoice) nhưng họ vẫn cam kết cho bạn hiệu quả quảng cáo đúng với 100 triệu.
VIA là gì?
Via có nghĩa là tài khoản facebook hack được từ những người dùng thật – nói đến hack facebook thì chắc Việt Nam là đứng top 1 trong việc hack tài khoản facebook.
VIA có mục đích phục vụ chung cho giới Facebook Ads để tạo nhiều tài khoản quảng cáo uy tín hơn.
Một số loại VIA bạn có thể thấy trên thị trường như: VIA Việt, VIA Philippin, VIA US,…
Clone là gì?
Là tài khoản facebook được tạo ra nhằm mục đích spy, spam,….
Lời kết
Mình vừa tổng hợp lại danh sách 30 thuật ngữ facebook ads cơ bản và thường xuyên sử dụng nếu bạn bắt đầu bước chân vào làm quảng cáo facebook. Còn rất nhiều thuật ngữ khác trong quảng cáo facebook mà mình có thể chưa kể hết được – nếu bạn bắt gặp một thuật ngữ nào mới đừng ngại chia sẻ dưới phần bình luận, mình sẽ hoàn thiện thêm trong bài viết để mọi người cùng nắm bắt dễ hơn